back to top
Thứ Hai, Tháng 7 14, 2025
27 C
Ho Chi Minh City
More

    Khởi nghiệp Công nghệ trên nền tảng tri thức vững chắc

    Lược thuật nhận định tầm quan trọng kiến thức và kỹ năng trong Khởi nghiệp của CEO ELSA – Văn Đinh Hồng Vũ chia sẻ tại hội thảo MBA For Success do Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Cùng tọa đàm phía Viện ISB là PGS.TS Trần Hà Minh Quân.

    Giúp mọi người nói tiếng Anh chuẩn hơn để thành công hơn

    Viện ISB: Động lực nào giúp Vũ khởi nghiệp ELSA Speak ?

    Khởi nghiệp Công nghệ trên nền tảng tri thức vững chắc

    CEO Vũ: Từ bản thân, từ nhỏ đến lớn học cũng nhiều, điểm thi cũng khá cao nhưng mãi đến khi ra nước ngoài thì mới cảm nhận được việc nói tiếng Anh của mình không tốt bằng khi mà nói với người nước ngoài. Khi ở trong nước mình nghĩ nói được tiếng Anh là lợi thế như khi học Stanford thì không giỏi tiếng Anh là mất lợi thế vì không ai khen mình nói tiếng Anh giỏi quá mà họ sẽ khen ở những điểm khác, nhưng không giỏi tiếng Anh mình sẽ không đủ tự tin để mà giao tiếp, để tạo ra những cơ hội mới. Học MBA thì kiến thức là một phần rất nhỏ nhưng bạn bè “network” có giá trị lớn hơn rất nhiều, nếu tiếng Anh không tốt sẽ mất đi cơ hội giao tiếp với bạn bè, thầy cô có nghĩa là mất đi giá trị rất lớn khi học MBA. Vũ mới nhận ra làm thế nào để thay đổi khả năng nói của mình, thứ nhất không cần phải nói quá chuẩn như người Mỹ, như một diễn viên, chỉ cần nói mức độ mà người nghe hiểu mình, mình cảm thấy rất tự tin thì mình nghĩ là mình đã rất thành công rồi. Tại thời điểm đó, Vũ không tìm được sản phẩm nào có thể giúp mình ngoại trừ những giáo viên chuyên gia ngữ âm, thường thì họ tính tiền rất là đắt, vì là con người! Sau này ra trường vài năm làm tư vấn cũng gặp tình trạng tương tự như vậy, nhất là các bạn châu Á thường giỏi về toán, các bạn thường đảm nhận công việc như “biuld” các “model” thì làm tốt nhưng đến khi trình bày kết quả cho người Mỹ thì các bạn làm không tốt bằng người Mỹ, không phải mình không giỏi bằng mà vì tiếng Anh mình không tốt bằng, khi đó các bạn lại mất đi cơ hội thăng tiến khá nhanh và đó là điều không công bằng, Vũ muốn xây dựng công cụ mà mọi người giỏi rồi chỉ cần nói tốt nữa thì sẽ có những cơ hội công bằng. Đó là động cơ mà Vũ khởi nghiệp ElSA Speak.

    Tìm được Co-founder cùng đam mê, hoài bão là một thách thức đầu tiên

    Viện ISB: Bắt đầu khởi nghiệp ElSA thì có khó khăn thử thách từ những ngày đầu, hoặc từ khi hình thành ý tưởng?

    CEO ELSA - Văn ĐInh Hồng Vũ
    CEO ELSA – Văn ĐInh Hồng Vũ, Startup Top 5 Toàn cầu về ứng dụng AI hỗ trợ học tiếng Anh

    CEO Vũ: Mỗi giai đoạn sẽ có những khó khăn khác nhau khi mà mình xây dựng công ty. Những khó khăn ngày đầu tiên sẽ có một số thứ

    Thứ nhất, là phải kiếm được những cộng sự cùng mình, những người làm chuyên gia rất giỏi trong lĩnh vực của họ, do mình không có nhiều tiền nên phải kiếm được người cùng đam mê, chia sẻ ý tưởng về những thay đổi thế giới như mình. Thì đó là một trong những khó khăn đầu tiên nhất đối với Vũ. Là nữ không có chuyên môn về công nghệ, việc đầu tiên là tìm chuyên gia trí tuệ nhân tạo để đồng hành, thì đó là chặng đường khá chông gai, Vũ cũng vất vả hơn 6 tháng để tìm được người đồng hành.

    Thứ hai, phải kiếm được tiền, vì sử dụng tền cá nhân đến 1 lúc nào đó tiền sẽ cạn, lúc đó làm thế nào để kiếm được những nhà đầu tư thiên thần, đó cũng là khó khăn lớn, cái may mắn của Vũ cũng nhờ dựa vào môi trường học MBA có các anh chị, các bạn đi trước đã từng làm, khởi nghiệp hoặc đã từng làm đầu tư, Vũ dựa vào “network” của mình, (học MBA chỉ học 1 phần kiến thức rất nhỏ, nhưng mà mình “build” được “network support” mình cho tất cả các chặng đường về sau lại lớn hơn rất nhiều, đó là một số khó khăn ban đầu, nhưng Vũ may mắn rất lớn từ sự hỗ trợ của cộng đồng bạn bè khi còn đi học.

    Viện ISB: Để mời một chuyên gia gỏi về AI vào thời điểm đó, thì chuyên gia đó cũng phải “superstar”, các tập đoàn, Google, Facebook, … luôn luôn săn đón chào mời. Bởi vì các bạn làm ở những công ty tầm như vậy mới có đủ kiến thức cũng như những cập nhật để có thể diễn đạt ý tưởng của Vũ thành sản phẩm. Làm cách nào Vũ có thể thuyết phục được các bạn đó, theo mình nghĩ các bạn đó tiền không phải là vấn đề có thể trả được. Dựa vào đâu Vũ có thể thuyết phục người đồng hành như vậy?

    CEO Vũ: Vũ nghĩ mình phải gặp đúng người vào đúng thời điểm, đúng thời điểm rất quan trọng. Nghĩa là mình phải gặp bạn rất giỏi mà muốn nhảy ra, đối với Vũ thì Vũ gặp bạn làm nghiên cứu rất giỏi, trong khoảng hơn mười mấy năm, bạn ấy có mong muốn làm thế nào để đưa các nghiên cứu của mình vào cuộc sống thực tế, để tạo ra ảnh hưởng rất lớn cho cuộc sống của mình và cả xã hội. Vũ gặp bạn đó vào đúng thời điểm, đó là cộng tác để đưa các nghiên cứu của bạn đó vào trong đời sống thực tế. Mình chia sẻ ý tưởng và tầm nhìn, làm cho bạn cảm thấy là nó không quá rủi ro, bởi vì đa phần các nhà nghiên cứu họ cũng ngại, sợ rủi ro, các bạn ở trong các công ty lớn rất là an bình thì mình phải cho họ thấy làm thế nào để hạn chế được các rủi ro. Cái cách mà Vũ làm là Vũ đã nghiên cứu và xây dựng sản phẩm thử nghiệm trước khi gặp bạn đó, và giới thiệu đây là cái mình muốn làm và đã xài được đến như vầy rồi, bây giờ mình cần một chuyên gia để nó tốt hơn gấp 1000 lần, thì bạn ấy thấy “ừ thì Vũ không biết gì về công nghệ mà làm được sản phẩm “prototype” như vậy rồi” thì bạn ấy cảm nhận mình có quyết tâm rất là lớn, cảm thấy bớt ngại hơn. Mặt khác, tìm các bạn giỏi, kinh tế cũng khá ổn định, không phải quá chật vật về cuộc sống, tại vì nếu vậy thì mình sẽ không có tiền để trả cho các bạn và nếu vậy thì phải tìm các bạn rất giỏi nhưng lại chán trong các công ty lớn và muốn nhảy ra để tạo ảnh hưởng lớn trong xã hội thì đó mới đúng người để làm với mình.

    Khởi nghiệp cần có mentor và cộng đồng hỗ trợ

    Viện ISB: Một trong những yếu tố thành công của Vũ là tìm được “mentor’ trong “network” của trường Stanford và các bạn cùng học MBA. Vũ có thể chia sẻ giá trị “netwwork” của Stanford như thế nào? Cái giá trị của “alumni” của trường trong thời gian học và sau khi học?

    Nhóm ELSA Speak
    Nhóm ELSA Speak từ những ngày đầu

    CEO Vũ: Việc chọn MBA mỗi người chọn theo cách khác nhau, vì cơ hội thay đổi nghề nghiệp, chọn vì có lương cao hơn, chọn vì tên tiếng của trường, Nhưng mà Vũ nghĩ cái chọn lớn nhất phải chọn và Vũ chọn “Alumni” họ muốn giúp đỡ mình đến bao nhiêu. Khởi nghiệp 1 mình rất khó thành công, nhưng nếu có sự giúp đỡ của cả cộng đồng, cái cơ hội mình thành công nó dễ hơn rất nhiều, ở Stanford có giá trị rất là lớn là cả trường họ “instill”, là mỗi người có trách nhiệm giúp mọi người xung quanh trong cộng đồng của mình, là cựu sinh viên trả lời giúp sinh viên của mình, bởi vì họ cũng biết là họ ở vị trị của mình những năm về trước cũng đã được giúp đỡ bởi những sinh viên trước đó thì giờ họ có trách nhiệm giúp những sinh viên của trường sau này.

    Dù mình có chuyên gia trong 1 lĩnh vực nhưng để khởi nghiệp thì cần cả trăm lĩnh vực khác nhau mà mình không thể biết hết được, cái cách để học rất nhanh là đi kiếm những chuyên gia khác và học từ họ. Các chuyên gia đó đến từ đâu? đến từ cộng đồng, trăm lĩnh vực kiến thức thì cần trăm con người khác nhau chứ họ không thể biết hết được, trường MBA cho mình một “access” rất lớn như vậy, không chỉ bạn bè cùng năm của mình mà là bạn bè của nhiều năm về trước, của cả cộng đồng cùng giúp đỡ mình thành công, khi đó quá trình khởi nghiệp đỡ cô đơn hơn rất nhiều. Bất kỳ câu hỏi gì thì Vũ đều quay về cựu sinh viên của trường để hỏi, hoặc là bạn học, đó là những người có thể tin vào giới thiệu của họ, vì họ cũng giữ uy tín và mình không phải mất nhiều thời gian. Đó là những điều Vũ cảm thất giá trị rất là lớn, là bạn bè khi còn đi học sẽ giúp nhau theo kiểu vô điều kiện, còn khi làm kinh doanh rồi thì nó hơi khác chút, quay lại nhờ bạn bè giúp nó có ý nghĩa nhiều nhất. Nếu Vũ không giúp được, có thể nhờ bạn trong cộng đồng của mình.

    Khả năng tự học và tư duy khi học MBA giúp người khởi nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức dễ hơn

    Viện ISB: Những kiến thức và kỹ năng nào trong thời gian học MBA góp phần nhiều trong thành công khi xây dựng ELSA?

    CEO Vũ: Đối với người khởi nghiệp tri thức và kỹ năng của mình thay đổi theo từng ngày, công ty lớn lên thì tri thức và kỹ năng cũng lớn lên. Cái Vũ nghĩ quan trọng nhất giúp mình thành công là khả năng học, có khả năng học thì lúc nào cũng học được kỹ năng mới và học rất nhanh, tiếp thu nhanh, nhớ nó và biết cách sử dụng nó, mỗi người có khả năng khác nhau, có người khá giỏi về lý thuyết, có người khá giỏi về thực hành, làm thế nào mình có thể kết hợp cả hai. Khả năng học không phải chỉ quan trọng trong môi trường khởi nghiệp mà trong bất kỳ môi trường nào, nếu có khả năng học nhanh thì sẽ tồn tại và phát triển nhanh ở nhiều vì trí khác nhau. Đó là một trong những kỹ năng lớn. Thứ 2, học được khả năng “growth mindset” (tư duy phát triển) nó giúp cho mình mở ra các cơ hội mới rất là nhiều. Nghĩa là mình không bị gói gọn trong các giải pháp đã được đưa ra từ trước đến giờ, với “growth mindset” thì với vấn đề như vậy, còn những cách nào mà mình chưa và có thể sử dụng, cái đó nó giúp mình giải quyết được bất cứ vấn đề nào trong khó khăn mà mình làm khởi nghiệp. Đó là 2 cái kỹ năng rất là quan trọng đối với người khởi nghiệp, mình phải phát triển trước, công ty phát triển 5 lần thì mình phải phát triển 10 lần để dẫn dắt, mình không thể đi sau công ty được. Đó là 2 kỹ năng Vũ thấy rất quan trọng và cũng khuyên các bạn trong công ty lúc nào mình cũng phải không ngừng học. Cuối cùng không phải là kỹ năng mà cũng quan trọng như là tính kiên trì, không bỏ cuộc, xây dựng văn hóa bền bì trong công ty, vì có những ngày tốt, cũng sẽ có những ngày khó khăn, làm thế nào để công ty bền bỉ trong những ngày khó khăn. Có đam mê sẽ có kiên trì.

    van dinh hong vu dam me la kim chi nam thanh cong
    Nền tảng học thuật vững chắc với tấm bằng MBA

    KG: Cái nào quan trọng hơn khi học kiến thức về kinh doanh hay tư duy ?

    CEO Vũ: kiến thức kinh doanh học tại Stanford không biết mình có dùng không! Kiến thức sẽ đi rất là nhanh, trừ khi mình dùng nó. Nhưng cái mindset sẽ ở với mình, mindset có nghĩa là gì? Cái khả năng “critical thinking and leader thinking”(tư duy phản biện và tư duy lảnh đạo) sẽ ở bất kì vị trí công việc nào mà mình chọn, cái khả năng “problem solving” (giải quyết vấn đề) sẽ đi với mình ở bất cứ giai đoạn nào mình chọn, cái “Grow mindset” sẽ đi với mình ở bất cứ giai đoạn nào, nhưng mà học về finance ở lớp đó, không làm finance là quên sạch, kiến thức về marketing Vũ cũng quên, nhưng nếu một ngày mình cần dùng kiến thức đó sẽ biết học lại vì mình có khả năng học. Nhưng mà Vũ nghĩ là điều đó không có nghĩa là vào lớp không học gì, tại gì mình đi học tốn thời gian, ở lớp đó sẽ dạy cho mình cái cách học môn đó, để sau này khi cần học lại, các bạn sẽ thấy ngạc nhiên từ đâu kiến thức quay về lại chứ không phải học xong quên hoàn toàn, quên vì không dùng.

    Ý nghĩa chọn lựa và tuyên bố giá trị giữ động lực cho người khởi nghiệp

    Viện ISB: Có lúc nào muốn bỏ cuộc vì quá mệt hay gặp những thách thức lớn hoặc những giai đoạn gặp “moment tụt mood”?

    CEO Vũ: Con đường khởi nghiệp thì gặp không ít những ngày “tụt mood”, có cứ ngày lên ngày xuống, những khó khăn có thể đến bất cứ lúc nào, những khó khăn mà mình chưa boa giờ hình dung nó sẽ xảy ra mà nó cũng xảy ra và mình cũng không biết cách giải quyết như thế nào. Nhưng khó khăn đến mức bỏ cuộc thì chưa, những lúc đó thì Vũ lại đặt câu hỏi “Tại sao mình phải chọn con đường khó khăn như vậy? Lý do mình lựa chọn con đường này là gì? Nếu mục tiêu và lựa chọn, nếu đam mê của mình đủ lớn thì nó đủ đánh đổi cho những khó khăn mà mình phải trải qua. Lúc nào Vũ cũng nhắc mình, ý nghĩa của sự lựa chọn này là gì để mình đỡ bị bỏ cuộc hơn? Cái thứ 2, Vũ nghĩ mục đích, ý nghĩa lựa chọn không chỉ mình mình biết mà Vũ nghĩ nên chia sẻ con đường của mình với rất nhiều người xung quanh, với mentor, với người thân, bạn bè. Tại vì một mình mình nhớ là không đủ, nhưng xung quanh mình nhiều người biết thì sẽ có nhiều sự động viên, mọi người sẽ giúp cho mình cảm thấy vững bước rất là nhiều. Vũ nghĩ bạn nào chọn con đường khởi nghiệp thì phải tìm kiếm “network support: cho mình rất là lớn, đến từ xã hội, gia đình, cộng đồng, bạn bè, gia đình để có những người đồng cảm tạo nguồn năng lượng vượt qua những ngày khó khăn dễ hơn.

    MBA là thời gian phẳng lặng để nhìn thấy ý nghĩa cuộc đời

    Viện ISB: Ngoài kiến thức, network, chương trình MBA tại Stanford mang lại đóng góp cho thành công của Vũ?

    CEO Vũ: một trong những giá trị nhớ nhất đối với CEO Vũ là mang lại thời gian phẳng lặng để hiểu bản thân mình là ai? Giống như anh biết, cuộc sống của mình giống như lúc nào cũng trên con tàu, học tốt nghiệp đại học ra thì phải kiếm được công việc làm, công việc thì phải kiếm công việc tốt rồi lại phải thăng chức, rồi phải nhày vào con đường đó hoài, mình quên mất đi trong cuộc sống này mình muốn gì mình muốn làm gì và điểm mạnh của mình là ở đâu? Hai năm đi học MBA đương nhiên phải học thêm kiến thức mới, kiếm thêm bạn bè mới, nhưng có thời gian rất tốt để hiểu được là mình muốn mình là ai? Và điều gì nhất quan trọng trong cuộc đời của mình để mà mình định hướng và không có chạy mãi trên con đường mà xã hội đặt ra, phải đi làm để kiếm tiền, phải thăng chức, phải lương cao, phải lập gia đình, phải thế này, phải thế kia, phải thành công theo định kiến của xã hội. Những thời gian đó giúp cho Vũ rất nhiều bởi xung quanh Vũ có những con người cũng giống như Vũ, nó đem lại cho mình cái sự tự tin, có nghĩa là mình có thể tự tin làm bất cứ thứ gì, trước đó Vũ không có sự tự tin như vậy, trước đó mình cứ nghĩ là mình không thành công như xã hội đặt ra thì có nghĩa là người ta giỏi hơn mình, Vũ nghĩ trong 2 năm MBA mình hiểu được vị trí mình trong xã hội là ở đâu và Stanford làm cho mình có cảm giác là mình giỏi đủ để làm bất cứ cái gì miễn là mình thật sự rất đam mê muốn làm thì mình sẽ làm được, việc có làm được hay không là do mình chứ không phải do khả năng mình không đủ, thì sự “inpoundment” rất lớn đem lại sự tự tin rất lớn trên trận đường sau này. Vũ nghĩ không có khoảng lặng 2 năm như vậy thì Vũ vẫn sẽ bị cuốn hút vào vòng cuộc sống nhiều khi mình quên mất ý nghĩa trong cuộc sống của mình là gì. Đối với Vũ cái đó là cái khá là lớn mà nếu không có 2 năm đó thì mình bận quá mình không có thời gian.

    Khởi nghiệp Công nghệ trên nền tảng tri thức vững chắc
    Thời gian phẳng lặng để hiểu bản thân mình là ai?

    Giá trị lớn nhất của co-founder là người đồng hành cùng doanh nghiệp

    KG: Là người khởi nghiệp thành công, có những founder đi cùng, nhưng đóng góp không giống nhau, giả sử có founder không còn tiềm năng, thì mình “treat” họ như thế nào ?

    CEO Vũ: Vũ nghĩ một khi là co-founder, giá trị co-founder không chỉ là kỹ năng của bạn ấy đang ở đâu, trừ khi họ quyết định đây không còn là nơi mà họ đóng góp nữa, còn nếu họ là cộng sự thì cả hai hoặc cả 3 phải ngồi lại thảo luận, công ty thay đổi vai trò rất nhanh và mình cũng phải thay đổi để đi trước công ty, vai trò công ty thay đổi rồi, giờ co-founder muốn làm cái gì ? Phải ngồi xuống và nói chuyện rất thẳng thắng? Khi chọn người cộng sự thì họ giỏi nhiều hơn ở kỹ năng đó, thì còn những mảng nào khác trong công ty họ có thể đảm nhận. Tại vì, không có một nhân viên nào được tuyển vào có thể làm tốt hơn co-founder trong công ty, nên có thể chuyển co-founder sang mảng khác, tại vì co-founder sẽ đi suốt chặng đường của công ty dù công ty có đi lên hay đi xuống. Tách biệt sở hữu và vận hành doanh nghiệp.

    Chú thích: KG – Khán giả

    Nguồn: Viện ISB – UEH

    Viện ISB – Trường Đại học Kinh tế TP HCM và Đại học Western Sydney thuộc Top 300 đại học tốt nhất thế giới; Top 10 Đại học dưới 50 tuổi tốt nhất tại Australia hợp tác chương trình đào tạo liên kết Thạc sĩ Kinh doanh Western Sydney MBA. Đây là chương trình dành cho các học viên đang mong muốn tìm kiếm một chương trình MBA quốc tế học tại Việt Nam từ trường đại học hàng đầu thế giới.

    Hot this week

    Topics

    spot_img

    Related Articles

    Popular Categories

    Jad

    spot_img